Mô hình kinh doanh khách sạn đang là một trong những mô hình được nhiều chủ đầu tư lựa chọn. Để kinh doanh mang lại lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh thì các chủ đầu tư cần lựa chọn được các loại hình kinh doanh khách sạn phù hợp. Hãy cùng Krass Việt Nam tìm hiểu chi tiết về từng mô hình khách sạn để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhé.
Kinh doanh khách sạn là gì?
Mô hình kinh doanh khách sạn là một hoạt động kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng, ăn uống và một số các dịch vụ khác. Du lịch chính là bệ đỡ vững chắc và giúp tạo điều kiện cho mô hình kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn ngày càng phát triển. Đi kèm theo đó là một số tiện nghi khác như Spa, Karaoke, hồ bơi trong nhà, phòng tập thể thao… được tích hợp để có thể đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và giải trí của khách hàng một cách tối đa.
Xem thêm: 10+ mẫu khóa thẻ từ cao cấp cho các mô hình khách sạn
Các mô hình kinh doanh khách sạn tại Việt Nam
Dưới đây là một số mô hình kinh doanh khách sạn phổ biến tại Việt Nam:
Mô hình kinh doanh khách sạn theo quy mô
Theo thống kê, mô hình kinh doanh khách sạn theo quy mô chiếm ¾ trên tổng số khách sạn đang hoạt động tại Việt Nam. Theo đó, khách sạn sẽ được chia thành các loại như:
- Khách sạn nhỏ: Có từ 1 tới 150 phòng
- Khách sạn vừa: Có từ 151 tới 400 phòng
- Khách sạn lớn: Có từ 401 tới 1500 phòng
- Khách sạn Mega có trên 1.500 phòng.
Mô hình kinh doanh khách sạn theo tính chất đặc thù
Về tính chất đặc thù, các mô hình kinh doanh khách sạn sẽ thể hiện rõ được chức năng lưu trú với các nhóm đối tượng khách hàng. Cụ thể như:
- Khách sạn thương mại: Là dạng khách sạn tập trung chủ yếu tại các khu vực trung tâm thành phố lớn hoặc tổ hợp các khu trung tâm thương mại, giải trí hay khu vui chơi. Đối tượng khách hàng hướng tới thường là doanh nhân, khách du lịch tới lưu trú trong thời gian ngắn.
- Khách sạn căn hộ: Khách sạn được thiết kế theo dạng căn hộ. Khách hàng sẽ thuê một căn hộ để lưu trú trong thời gian tùy ý, và trong căn phòng này sẽ được thiết kế đầy đủ các phòng chức năng như phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ… Tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng mà họ có thể được bố trí tại các căn hộ có diện tích khác nhau.
- Khách sạn nghỉ dưỡng: Mô hình kinh doanh khách sạn nghỉ dưỡng đã và đang được mở rộng tại nhiều vùng miền trên cả nước. Khách sạn nghỉ dưỡng thường được xây dựng tại các vùng đất có diện tích rộng, thiên về thiên nhiên như ven biển, đảo, vịnh, thung lũng, cao nguyên… Đối tượng khách hàng thường là những đối tượng có điều kiện kinh tế ổn định, mong muốn đi tới những nơi thoải mái để nghỉ ngơi, thư giãn và hòa mình với thiên nhiên.
- Khách sạn sân bay: Là dạng khách sạn tọa lạc gần khu vực sân bay nội địa hoặc quốc tế, phục vụ cho các hành khách đang chờ quá cảnh, đợi chuyến bay hoặc nhân viên của đoàn bay tới để nghỉ ngơi. Họ thường có thời gian lưu trú tương đối ngắn, ít hơn một ngày.
Mô hình kinh doanh khách sạn theo chất lượng
Đây được xem là cách phân loại mô hình kinh doanh khách sạn được nhiều người biết tới nhiều nhất hiện nay. Khi đề cập đến số sao của khách sạn, mọi người có thể hình dung ra được ngay mức độ tiện nghi, vị trí, thiết kế nội ngoại thất, chất lượng dịch vụ đi kèm… tại khách sạn đó. Các mô hình kinh doanh khách sạn theo chất lượng bao gồm:
- Khách sạn 1 sao
- Khách sạn 2 sao
- Khách sạn 3 sao
- Khách sạn 4 sao
- Khách sạn 5 sao
- Khách sạn 6 sao
- …
Khám phá: 4 loại khóa dành cho kinh doanh khách sạn bạn nên biết
Mô hình kinh doanh khách sạn theo khả năng cung cấp dịch vụ
Mô hình kinh doanh khách sạn theo khả năng cung cấp dịch vụ sẽ mang tới cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn cho không gian lưu trú của mình. Bao gồm:
- Khách sạn cao cấp
- Khách sạn cung cấp đầy đủ tiện nghi
- Khách sạn cung cấp số lượng các dịch vụ có sự hạn chế
- Khách sạn bình dân
Mô hình kinh doanh khách sạn theo mức độ liên kết
Mô hình kinh doanh khách sạn cũng được phân biệt thành 2 dạng như:
- Khách sạn độc lập: Do 1 cá nhân hoặc một tổ chức thành lập, tự đăng ký kinh doanh và hoạt động như một mô hình kinh doanh độc lập.
- Khách sạn liên kết: Là dạng mô hình kinh doanh được tập đoàn chủ quản đảm nhận vai trò quản lý. Tập đoàn có thể là một thương hiệu chuyên hoạt động khách sạn, nhà nghỉ theo hệ thống chuỗi cùng với các dịch vụ liên quan hoặc kinh doanh ở một lĩnh vực khác như xây dựng hay BĐS sau đó lựa chọn khách sạn như một nhánh kinh doanh trong hệ sinh thái của tập đoàn.
Trên đây là một số mô hình kinh doanh khách sạn phổ biến tại Việt Nam mà Krass muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại hình kinh doanh này.
Đọc thêm:
- Có nên kinh doanh khách sạn mini không?
- 7 bước lập kế hoạch kinh doanh khách sạn hiệu quả
- Tất tần tật các loại chi phí trong kinh doanh khách sạn
Hotline kinh doanh:
056.211.8888
Hotline kỹ thuật: