Kinh doanh khách sạn mini với quy mô đất nhỏ, số vốn đầu tư ít, khả năng thu lại lợi nhuận nhanh đã khiến cho nhiều người đổ xô vào mô hình kinh doanh này. Vậy thực sự có nên kinh doanh mô hình khách sạn mini hay không? Điều kiện để kinh doanh mô hình này là gì? Hãy cùng Krass tìm hiểu chi tiết những vấn đề trong việc kinh doanh mô hình khách sạn mini qua bài viết dưới đây ngay nhé.
Có nên kinh doanh khách sạn mini không?
Với quy mô nhỏ, kinh doanh khách sạn mini không đòi hỏi quá nhiều vốn để thuê mặt bằng, thiết kế, xây dựng và cung cấp dịch vụ. Một khách sạn mini có số lượng phòng ít, chỉ từ khoảng 10 – 50 phòng. Việc đầu tư vào mô hình kinh doanh này sẽ giúp bạn cắt giảm được nhiều chi phí, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Do chi phí đầu tư không quá cao nên giá phòng trong khách sạn mini cũng vừa phải. Đây được coi là mức giá cả phải chăng và phù hợp với tài chính của phần lớn du khách Việt Nam.
Bên cạnh đó, kinh doanh mô hình khách sạn mini còn có khả năng hoàn vốn nhanh giúp đem lại lợi nhuận cao. Đây cũng chính là một trong những lý do quan trọng nhất khiến nhiều ông chủ mạnh tay đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh này. Ngoài ra rủi ro khi kinh doanh mô hình này cũng không cao do vốn đầu tư ít, thời gian đầu tư ngắn, lợi nhuận lâu dài.
Xem thêm: 4 loại khóa dành cho kinh doanh khách sạn bạn nên biết
Điều kiện để kinh doanh khách sạn mini
Để kinh doanh khách sạn mini, bạn cần đạt đủ các điều kiện sau đây:
- Ít nhất phải có 10 phòng trong 1 khách sạn, mỗi phòng cần có diện tích tối thiểu là 12m2 và 9m2 tùy thuộc vào phòng đôi hay phòng đơn
- Cơ sở vật chất trong khách sạn phải đạt tiêu chuẩn ít nhất 1 sao
- Cần xây dựng khách sạn mini cách khu vực bệnh viện, trường học tối thiểu 100m
- Không xây dựng khách sạn mini gần các khu vực an ninh quốc phòng
- Khách sạn không nằm gần khu vực ô nhiễm môi trường và các khu vực chứa loại hóa chất độc hại
- Cần đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực, ngành nghề khách sạn
- Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép chứng nhận phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và giấy xác nhận đăng ký bảo vệ môi trường.
Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn mini
Thị trường kinh doanh khách sạn mini được coi là thị trường béo bở, được nhiều chủ đầu tư quan tâm nên mức độ cạnh tranh rất gay gắt. Vì thế trước khi bắt tay vào kinh doanh mô hình này, bạn cần phải nắm được một số kinh nghiệm sau đây:
Nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu
Trước khi kinh doanh thì việc đầu tiên mà bất cứ ngành nghề nào cũng đều phải thực hiện chính là nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu. Xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn có được cái nhìn toàn cảnh và có mức đầu tư tương ứng.
Hãy phân tích và đưa ra những ưu và nhược điểm của khách sạn xung quanh nơi mà bạn chuẩn bị mở khách sạn. Lượng khách hàng của họ như nào, có đông hay không? Xem lượng khách hàng tới khu vực của bạn du lịch là những đối tượng nào, bình dân hay cao cấp, thu nhập ra sao và họ sẵn sàng chi bao nhiêu cho việc lưu trú.
Thiết kế khách sạn
Bạn cần phải tìm đội ngũ thiết kế khách sạn mini thật uy tín, chuyên nghiệp để họ có thể đưa ra cho bạn những lời khuyên tốt nhất. Cần phải đảm bảo luôn kịp tiến độ để hoạt động kinh doanh có thể diễn ra đúng thời điểm bạn đã chuẩn bị sẵn sàng.
Đầu tư trang thiết bị
Mô hình kinh doanh khách sạn mini thường là lựa chọn của nhóm khách hàng bình dân nên bạn không cần lựa chọn nội thất quá sang trọng. Nên lựa chọn các loại khóa thẻ từ giá rẻ, bàn ghế có thiết kế đơn giản, giường có gầm cao, thoáng mát để dễ dàng vệ sinh và lau chùi. Những đồ nội thất quá cầu kỳ, nhiều góc cạnh dễ gây va chạm và bị trầy xước, khó vệ sinh, đồng thời sau một thời gian sẽ bị cũ đi gây mất thẩm mỹ.
Chú trọng vào khâu quản lý hiệu quả
Quản lý tốt sẽ tạo sự xuyên suốt rõ ràng trong toàn bộ hệ thống. Trong kinh doanh khách sạn, có lẽ bạn đã nghe qua không ít trường hợp khách hàng phàn nàn về thái độ nhân viên. Đây chắc chắn sẽ là yếu tố ảnh hưởng tới doanh thu của khách sạn.
Kinh doanh khách sạn mini là quy mô nhỏ, số lượng nhân viên tối giản nên bạn cần phải nâng cao quản lý một cách triệt để, khoa học để không gặp phải những trường hợp xấu xảy ra trong quá trình kinh doanh.
Lên kế hoạch cụ thể
Lên kế hoạch kinh doanh khách sạn mini là điều rất cần thiết. Thực tế hiện nay vẫn chưa nhiều chủ đầu tư nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc lên phương án chiến lược kinh doanh cụ thể, họ thường cho rằng công việc này dành cho các tổ chức lớn. Vậy nên tư duy kinh doanh còn khá thụ động và truyền thống.
Chiến lược kinh doanh là tư duy bắt buộc phải có của một người doanh nhân, không kể bạn kinh doanh mô hình hay mặt hàng gì, quy mô lớn hay nhỏ… Phương án chiến lược kinh doanh đơn giản chỉ là kế hoạch đào tạo con người, thái độ của nhân viên, chăm sóc khách hàng, quản lý tài chính… Các chủ đầu tư nên chú tâm, chuẩn chỉnh với các hoạt động kinh doanh của mình để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Ước tính chi phí xây dựng khách sạn mini
Để ước tính được sơ bộ chi phí xây dựng khi kinh doanh khách sạn mini, có 5 yếu tố then chốt bạn cần lưu ý:
- Chi phí đầu tư mặt bằng
- Chi phí vật liệu xây dựng khách sạn
- Chi phí thiết kế kiến trúc
- Chi phí xây dựng phần thô
- Chi phí nội thất và hoàn thiện
Thông thường sẽ không có một mức cụ thể chính xác nào chi phí xây dựng khách sạn mini vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa chất khu đất, địa điểm xây dựng, thời điểm xây dựng, kiến trúc của khách sạn, quy mô công trình và một số chi phí phát sinh khác.
Để nắm được chi phí xây dựng khách sạn mini, bạn nên liên hệ với đơn vị thiết kế và thi công chuyên nghiệp để tính toán chi tiết, giúp bạn hình dung một cách dễ dàng hơn.
Trên đây là một số chia sẻ của Krass về vấn đề kinh doanh khách sạn mini. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu và định hướng mô hình kinh doanh phù hợp nhất với bản thân.
Đọc thêm:
- 10+ mẫu phòng khách sạn mini đẹp độc đáo
- 10 mẫu sảnh khách sạn mini đẹp, thu hút nhất
- 10+ mẫu thiết kế khách sạn mini 5×20 đẹp, hút khách nhất
Hotline kinh doanh:
056.211.8888
Hotline kỹ thuật: